lcp

Tổng quan về ung thư vòm họng (Ung thư vòm hầu)

4.5

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Thành Hoàng Lộc

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa, Ung bướu

Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu.Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc bệnh và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Các loại ung thư phổ biến hay gặp ở Việt Nam là gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng …Bệnh ung thư vòm họng ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh cao, đứng hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở vùng đầu cổ và đứng hàng thứ 6 trong các loại ung thư nói chung với những dấu hiệu, triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu, thường là triệu chứng vay mượn từ các cơ quan lân cận khác : tai, mũi, mắt, thần kinh, hạch cổ….nên việc người bệnh đi khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm còn khá ít và điều trị gặp nhiều khó khăn khi bệnh ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm hầu. Tuy nhiên, có thể khoanh vùng được những yếu tố nguy cơ cao gây ra căn bệnh này.

Thuốc lá

Khi hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc, một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập đi qua vùng mũi họng và xuống phổi. Do đó, thuốc lá không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, mà còn là yếu tố nguy cơ hàng đầu, nổi trội của ung thư vùng mũi họng

Rượu

Nghiên cứu cho thấy uống rượu trong khi hút thuốc sẽ tăng đáng kể nguy cơ ung thư vùng đầu cổ so với việc chỉ hút thuốc lá hoặc chỉ uống rượu. Nguyên nhân là rượu hoạt động như một chất kích thích trong niêm mạc miệng và cổ họng, đưa các hóa chất trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn.

Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Virus Epstein-Barr (EBV) hay còn gọi là Herpesvirus 4 ở người
  • Ăn nhiều thịt cá ướp nhiều muối, ăn đồ ăn lên men như dưa chua, các loại củ quả lên men cũng là nguyên nhân gây ung thư vòm hầu.
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường không thông khí, hóa chất.
  • Nhai trầu: nhiều người Việt vẫn còn giữ thói quen nhai trầu

Triệu chứng ung thư vòm họng

Khi bị ung thư vòm họng, ở giai đoạn đầu thường ít khi xuất hiện triệu chứng. Ở giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ hoặc giai đoạn muộn, người bệnh thường xuất hiện một hay một vài các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc chảy máu miệng
  • Đau họng
  • Nuốt khó
  • Khàn giọng
  • Ho kéo dài hoặc ho ra máu
  • Đau tai, giảm thích lực hoặc ù tai
  • Nghẹt mũi, chảy máu mũi kéo dài
  • Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc lé
  • Có khối bướu/hạch ở cổ đặc biệt là hạch ở vùng góc hàm

Tuy nhiên tất cả những triệu chứng trên có thể do nhiều bệnh lý khác, do đó khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Ung thư vòm họng

Các giai đoạn của ung thư vòm hầu

  • Giai đoạn 1: bướu khu trú ở vòm hầu.
  • Giai đoạn 2: bướu xâm lấn khoang cạnh hầu, di căn hạch cổ.
  • Giai đoạn 3: bướu xâm lấn các cấu trúc xương xung quanh, di căn hạch cổ 2 bên.
  • Giai đoạn 4: bướu lan đến nội sọ, hốc mắt…, di căn xa.

Điều trị ung thư vòm hầu

  • Xạ trị: là phương pháp điều trị quan trọng nhất. Phương pháp chiếu tia nguyên cả khối u và hạch cổ nếu có.
  • Hóa trị kết hợp với xạ trị: giúp tăng cường hiệu quả của xạ trị.
  • Phẫu thuật: hỗ trợ trong 1 số trường hợp hạch cổ tồn lưu sau điều trị hoặc tái phát.

Ung thư vòm họng

Bên cạnh các phương pháp điều trị kinh điển trên, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang có nhiều nghiên cứu các phương pháp điều trị tiên tiến dựa trên các tiến bộ về miễn dịch học, sinh học phân tử, công nghệ gen... như điều trị bằng kháng thể đơn dòng, sử dụng thuốc điều trị trúng đích, sử dụng đồng vị phóng xạ gắn kháng thể đặc hiệu... với những kết quả bước đầu tương đối khả quan.

  • Giai đoạn I: điều trị thường là xạ trị vào vùng bướu ở vòm hầu và xạ trị chọn lọc vào hạch cổ.
  • Giai đoạn II, III, IV (chưa di căn xa): kết hợp giữa hóa trị và xạ trị
  • Giai đoạn IV (di căn xa): chủ yếu hóa trị

Phòng ngừa ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng

Có nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa ung thư:

  • Tránh những yếu tố gây ung thư như:
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm uống rượu
  • Bỏ thói quen ăn trầu
  • Hiện chưa có vaccin phòng ngừa EBV, biện pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc nước bọt và dịch từ bộ phận sinh dục người nhiễm bệnh.
  • Duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Tài liệu tham khảo :

  • National Comprehensive Cancer Network. (2019). Head and neck cancer, version 2.2019. NCCN Clinical Practice Guideline in Oncology. Available at: http://www.nccn.org.
  • Nguyễn Bá Đức (2010). Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trị ung thư. Nhà xuất bản Y học.
  • Nguyễn Chấn Hùng (2004). Ung bướu học nội khoa. Nhà xuất bản Y học.
  • Mai Trọng Khoa (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu. Nhà xuất bản Y học.
  • Trần Văn Thuấn, Lê Văn Quảng, Nguyễn Tiến Quang (2019). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư thường gặp. Nhà xuất bản Y học.

Đánh giá bài viết này

(2 lượt đánh giá).
4.5
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm