Giải đáp: Lậu dùng thuốc kháng sinh hết bệnh không?
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tổng quan bệnh lậu
Hình ảnh: Tổng quan bệnh lậu
Bệnh lậu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn mới xâm nhập gây bệnh, người bệnh sẽ không có biểu hiện cụ thể rõ ràng nào. Nó thường khu trú và phát triển ở các vị trí như âm đạo, đường niệu đạo. cổ tử cung,... Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lậu dần phát triển trong cơ thể người, gây ra nhiều tổn thương cho bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, nó còn có thể lây lan sang cơ thể bạn tình của người bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lậu giai đoạn sớm như:
- Ở nữ: Khí hư nhiều hơn bình thường, ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh. Dịch cổ tử cung ra nhiều và có mùi hôi, màu xanh hoặc vàng. Thường xuyên đau bụng dưới, đau khi đi tiểu và có mủ chảy ra từ niệu đạo.
- Ở nam giới: quy đầu bị ngứa, dương vật tấy đỏ. Lỗ niệu đạo ngứa rát, chảy dịch mủ vào nhạt hoặc xanh đặc biệt là vào buổi sáng thức dậy. Đau buốt khi đi tiểu, nổi hạch ở bẹn. Đau khi quan hệ tình dục.
2. Bệnh lậu uống thuốc kháng sinh có khỏi không?
Hình ảnh: Bệnh lậu uống thuốc kháng sinh có khỏi không?
Bệnh lậu có thể được trị khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, sự đề kháng với một số kháng sinh, đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân,... Nên nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.
Hiện nay, một số kháng sinh được dùng trong điều trị lậu gồm:
2.1 Dùng kháng sinh Ceftriaxone tiêm bắp
Hình ảnh: Dùng kháng sinh Ceftriaxone tiêm bắp
Ceftriaxone là kháng sinh nhóm Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm cả lậu, thương hàn, giang mai.
Liều dùng Ceftriaxone cho người lớn và thiếu niên:
- Tiêm bắp liều duy nhất 250mg/ngày.
- Với bệnh nhân bị nhiễm lan tỏa, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g/lần một ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng Ceftriaxone:
- Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalexin và Penicillin.
- Bệnh nhân bị bị suy giảm chức năng gan, thận, liều Ceftriaxone được khuyến cáo không nên vượt quá 2g/ngày.
- Khi bệnh nhân dùng Ceftriaxone, xét nghiệm Coombs có thể cho rakết quả dương tính giả.
- Một số tác dụng phụ thường gặp như tiêu chảy, ngứa, ban đỏ trên da, sốt,...
2.2 Kháng sinh Spectinomycin tiêm bắp
Hình ảnh: Kháng sinh Spectinomycin tiêm bắp
Kháng sinh Spectinomycin tiêm bắp được dùng để trị bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bao gồm bệnh lậu sinh dục, bệnh lậu trực tràng không biến chứng. Spectinomycin là lựa chọn thay thế cho Ceftriaxone trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin và Cephalosporin.
Liều dùng:
Trị bệnh lậu ở đường tiết niệu, cổ tử cung hoặc trực tràng:
- Tiêm duy nhất một liều 2g/ngày.
- Có thể dùng liều 4g cho bệnh nhân khó điều trị và bệnh nhân bị lậu tại các vùng có tỷ lệ kháng kháng sinh cao.
Trị nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa:
- Tiêm bắp liều 2g mỗi 12 giờ.
Lưu ý khi dùng Spectinomycin:
- Thuốc không có tác dụng với giang mai đang ủ bệnh hoặc đã phát bệnh. Nhưng nếu dùng Spectinomycin liều cao trong thời gian ngắn, thuốc có thể che lấp hoặc làm chậm xuất hiện triệu chứng bệnh giang mai.
- Khi phát hiện mắc lậu, người bệnh nên kiểm tra thêm nhiễm giang mai bằng chẩn đoán huyết thanh và tái kiểm tra sau 3 tháng.
- Sử dụng spectinomycin trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn ở bệnh nhân. Người bệnh được khuyến cáo chỉ nên dùng Spectinomycin trong thời gian ngắn.
2.3 Kháng sinh Ciprofloxacin đường uống
Hình ảnh: Kháng sinh ciprofloxacin đường uống
Ciprofloxacin là kháng sinh nhóm Quinolon có tác dụng kìm khuẩn. Ciprofloxacin được dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do song cầu lậu gây ra.
Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà Ciprofloxacin được dùng đơn độc hoặc kết hợp với các kháng sinh nhóm khác để tăng hiệu quả điều trị. Một số kháng sinh thường được kết hợp với Ciprofloxacin như kháng sinh nhóm Aminosid, nhóm Beta lactam và điển hình là Azocillin.
Liều dùng Ciprofloxacin cho bệnh nhân:
- Người bị bệnh lậu không biến chứng: Liều duy nhất 500mg/lần một ngày.
- Với dạng kết hợp, bệnh nhân nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, bệnh nhân nên uống Ciprofloxacin 2 giờ sau ăn và không được dùng thêm thuốc chống toan dạ dày trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng thuốc.
2.4 Kháng sinh Doxycyclin đường uống
Doxycyclin là kháng sinh nhóm Tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn. Kháng sinh Doxycyclin dùng để điều trị bệnh lậu không biến chứng cho bệnh nhân dị ứng với Penicillin.
Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp Doxycyclin với các thuốc khác như Tetracyclin, Azithromycin, Erythromycin,..
Liều dùng Doxycyclin cho bệnh nhân:
- Uống 100mg/lần, ngày uống 2 lần trong vòng 7 ngày.
- Khi dùng Doxycyclin kết hợp với thuốc khác, bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng bác sĩ kê.
Những lưu ý khi dùng Doxycyclin:
- Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
- Không dùng Doxycyclin trong thời gian dài, tránh nguy cơ bị bội nhiễm nấm hay các vi sinh vật khác.
- Trong thời gian dùng Doxycyclin, bệnh nhân không nên phơi nắng kéo dài do thuốc làm cơ thể tăng nhạy cảm với ánh sáng.
- Không dùng Doxycyclin cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
3. Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị bệnh lậu
Hình ảnh: Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị bệnh lậu
Trong quá trình sử dụng kháng sinh trị bệnh lậu, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề như:
- Chỉ được dùng kháng sinh khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về dùng tránh các biến chứng không đáng có.
- Hãy tuân thủ điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Vì khi làm kháng sinh đồ, bác sĩ đã chọn ra cho bạn những thuốc tốt nhất, hiệu quả và an toàn, phù hợp với từng người bệnh.
- Để phòng ngừa, tránh mắc phải bệnh lậu và các bệnh sinh dục khác, nên có biện pháp an toàn khi quan hệ.
4. Một số phương pháp chữa bệnh lậu khác
4.1 Sử dụng công nghệ gen DHA trị bệnh lậu
DHA là phương pháp điều trị bệnh lậu hiện đại đang được áp dụng hiện nay. Nguyên lý của DHA là thông qua kỹ thuật điện trường tạo điện từ tần số cao nhằm xác định vị trí viêm nhiễm, đồng thời thúc đẩy khả năng ngấm sâu của thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.
Một số ưu điểm của phương pháp DHA như:
- An toàn, không cần dùng các dụng cụ phẫu thuật như dao, kéo. Không gây đau đớn và hạn chế các biến chứng sau khi điều trị.
- Thời gian điều trị ngắn.
- Bệnh nhân hồi phục nhanh do hệ miễn dịch của bệnh nhân không bị ảnh hưởng như dùng kháng sinh kéo dài.
Quy trình điều trị lậu bằng DHA:
- Bước 1: Thăm khám. Bác sĩ chuyên môn sẽ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và tiến hành khám, chẩn đoán giai đoạn tiến triển của bệnh.
- Bước 2: Bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên biệt nhằm xác định chính xác giai đoạn bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Bước 3: Bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị lậu bằng kháng sinh hoặc dùng phương pháp dha trị lậu trực tiếp khu vực nhiễm bệnh.
- Bước 4: Khi bệnh nhân chọn dùng phương pháp DHA, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám chuyên khoa có đủ trang thiết bị. DHA sẽ ức chế vi khuẩn lậu bằng kỹ thuật hiện đại, khiến chúng không thể phát triển.
Sau khi điều trị lậu bằng phương pháp DHA, bệnh nhân được khuyến cáo nên áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bệnh nhân nên bổ sung thêm các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tập thể dục thường xuyên, có chế độ sinh hoạt khoa học và tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
4.2 Trị bệnh lậu bằng Đông y
Ngoài dùng thuốc Tây, trong Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh lậu được lưu truyền. Có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên được dùng làm nước uống hàng ngày với công dụng trị bệnh lậu hiệu quả.
Dưới đây là thông tin về một số vị thuốc Đông y trị bệnh lậu tại nhà:
Uống nước lá cây Chó đẻ trị bệnh lậu
Cây Chó đẻ hay còn gọi là diệp hạ châu là một vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y. Nó thường được dùng trong điều trị các bệnh như viêm da, vàng da, cảm cúm,... và đặc biệt là bệnh lậu.
Cách dùng:
- Dùng lá Diệp hạ châu phơi khô để sắc thuốc uống như nước chè hằng ngày.
- Có thể kết hợp với các thảo dược khác để tăng tác dụng như Nhọ nồi, Xuyên tâm liên.
Rễ cỏ tranh chữa bệnh lậu
Rễ cỏ tranh có tính hàn, vị ngọt nên hay được dùng để giải nhiệt, lợi tiểu. Ngoài ra, nó cũng được dùng cho người bị bệnh lậu.
Cách dùng:
- Dùng rễ cỏ tranh tươi, chặt hết lá sau đó rửa sạch bằng nước. Dùng dao chặt nhỏ rễ thành nhiều miếng ngắn và đem phơi khô. Khi rễ khô, đem sắc lấy nước uống.
- Có thể kết hợp rễ cỏ tranh với một số dược liệu khác như kim ngân hoa, kinh giới, cam thảo để tăng tác dụng.
Chữa bệnh lậu đơn giản tại nhà bằng cây Hải cầu vàng
Trong cây Hải cầu vàng có chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn có thể dùng để thay thế kháng sinh nhẹ. Chính vì vậy, nước Hải cầu vàng cũng góp phần hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị lậu.
Cách dùng:
- Dùng một nắm lá Hải cầu vàng rửa sạch, đun với 100ml nước. Dùng làm nước uống hàng ngày.
LƯU Ý: Đây là một số bài thuốc dân gian truyền miệng được lưu truyền. Hiệu quả điều trị của các phương pháp này thấp, cần phải duy trì trong thời gian dài. Và các bài thuốc này chỉ góp phần hỗ trợ giảm triệu chứng nhiễm khuẩn của bệnh chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Vậy nên để bệnh được chữa khỏi nhanh, an toàn, tránh biến chứng, bệnh nhân bị lậu nên tuân thủ theo phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra.
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi bệnh lậu uống thuốc kháng sinh có khỏi không và những điều cần chú ý khi bệnh nhân dùng kháng sinh trị lậu tại nhà. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Medigo app để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(7 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm