Mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
Điều gì quan trọng nếu tôi đã mãn kinh?
Điều quan trọng là phải biết liệu bạn đã đến gần thời kỳ mãn kinh hay chưa vì nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn đáng kể . Tổ chức Loãng xương Quốc gia ước tính rằng khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương.
Tại sao? Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương là sự mất cân bằng nội tiết tố cản trở các tế bào tạo xương. Vì estrogen có tác dụng bảo tồn độ chắc khỏe của xương một cách tự nhiên, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ bị mất xương rất cao do nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm sau khi mãn kinh.
Tự kiểm tra sự mất cân bằng nội tiết tố
Hãy tự hỏi mình 15 câu hỏi này. Bạn có các triệu chứng từ trung bình đến nặng trong các mục được liệt kê sau đây không? Nếu câu trả lời là “có” cho một vài hoặc nhiều hơn, bạn có thể đi kiểm tra nồng độ hormone của mình.
- Bạn đã trên 30 tuổi? Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất cho thấy bạn có thể sắp trải qua thời kỳ mãn kinh là tuổi của bạn. Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 50 đến 55; tuy nhiên, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể bắt đầu ở phụ nữ ngay từ độ tuổi 30 và 40.
- Bạn có thèm đường, muối, caffein, hoặc carbohydrate không?
- Bạn có trải qua “cơn bốc hỏa” không?
- Bạn có bị các triệu chứng trầm cảm, cáu kỉnh hay thay đổi tâm trạng không?
- Bạn có nhận thấy sự thay đổi trong cảm giác thèm ăn của mình không?
- Bạn ngủ không ngon và cảm thấy uể oải vào buổi sáng?
- Tóc bạn có bị mỏng hoặc da bị khô?
- Bạn đang thừa cân và ngày càng nhiều mỡ bụng?
- Bạn có bị đầy hơi, đau đầu, giữ nước, sưng vú và / hoặc thay đổi tâm trạng trong tuần trước kỳ kinh nguyệt không?
- Bạn có thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra nhiều, ra máu nhiều hoặc bị đau bụng trong kì kinh nguyệt không?
- Bạn có thường xuyên cảm thấy nhịp tim không đều không?
- Bạn có bị giảm ham muốn tình dục?
- Bạn có thường xuyên bị ù tai, nghe thấy tiếng “chuông” hoặc tiếng vo ve không?
- Bạn có bị đau khớp thường xuyên không?
- Bạn có biết mình đang mắc phải bất kỳ bệnh lý nào sau đây: Vô sinh, lạc nội mạc tử cung, giảm chức năng tuyến giáp hoặc chức năng tuyến thượng thận bị suy kiệt không?
Nếu một vài trong số các triệu chứng này xảy ra với bạn, bây giờ là thời điểm tốt để lên lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa cho việc xét nghiệm hormone.
Dựa trên kết quả xét nghiệm hormone, bác sĩ có thể điều chỉnh riêng một liệu pháp sử dụng hormone được thiết kế riêng cho bạn. Trước khi bạn bắt đầu liệu pháp thay thế hormone, điều quan trọng là bạn phải hiểu sự khác biệt giữa liệu pháp thay thế hormone thông thường và sinh học.
Hãy nhớ rằng, sau mãn kinh, khả năng bạn bị gãy xương hông, cổ tay hoặc đốt sống có thể lên đến 50% vì nhiều phụ nữ không thực hiện các bước phòng ngừa cần thiết để xây dựng lại xương khỏe mạnh. Đừng để điều này xảy ra với bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể sắp đến thời kỳ mãn kinh và đã có các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay hôm nay để có thể bảo vệ sức khỏe của mình trong tương lai.
Nguồn: University Health News
Biên dịch: Ds Lư Nguyễn Cẩm San
Đánh giá bài viết này
(4 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm