Top 5 thuốc kháng sinh trị viêm họng cho người lớn
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Khi nào nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy vùng cổ khô rát, khó chịu đặc biệt là khi nuốt thì cảm giác này sẽ càng rõ rệt.
Dựa vào tình trạng viêm có thể phân loại bệnh viêm họng thành các thể như sau:
- Viêm họng cấp: biểu hiện là các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và diễn tiến nhanh chóng. Nếu không chủ động điều trị, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Viêm họng mạn tính: là tình trạng viêm thường kéo dài liên tục và tái phát lại nhiều lần, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Viêm họng mãn tính gồm 4 thể là: viêm họng sung huyết, viêm họng xuất huyết, viêm họng mạn tính quá phát và viêm họng teo.
- Viêm họng hạt: là tình trạng viêm họng mãn tính quá phát khiến các mô lympho ở thành phía sau họng tăng sinh và phình to như hạt đậu. Người bị viêm họng hạt thường có cảm giác ngứa, vướng víu ở cổ họng, phải ho hoặc đằng hắng nhẹ mới hết. Bệnh nhân thường ho khan không đờm, có khi ho tràng dài.
- Viêm họng do virus liên cầu khuẩn: có những dấu hiệu đặc trưng như amidan sưng to bất thường, phủ một lớp màu vàng hoặc trắng, xuất hiện ứ mủ hoặc các đốm huyết màu đỏ trên vòm họng. Ngoài ra, viêm họng liên khuẩn cầu có thể khiến bệnh nhân sốt cao, đau đầu, đau họng dữ dội, buồn nôn, nổi hạch và ban đỏ,... Đây là thể viêm họng nguy hiểm, cần được khám và điều trị kịp thời, nếu không rất dễ để lại biến chứng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm họng, có thể kể đến như:
- Cổ bị nhiễm lạnh do thời tiết hoặc uống nước quá lạnh, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm họng
- Dị ứng khi tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như phấn hoa, gia vị,...
- Không khí môi trường sống không đảm bảo, ô nhiễm, bí bách ngột ngạt
- Ăn uống không phù hợp: ăn đồ ăn quá cay nóng, hút thuốc là hay sử dụng các chất kích thích có thể dẫn tới viêm họng
- Cổ họng hoạt động nhiều: những người như ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên,... cần nói to, nói nhiều trong một thời gian dài
- Nồng độ axit ở cổ họng cao: đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, khiến nồng độ axit ở cổ họng ở mức cao thì nguy cơ bị viêm họng cao hơn so với người bình thường
- Hệ miễn dịch yếu: hàng rào hệ miễn dịch suy yếu không thể bảo vệ vùng họng khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập gây ra viêm họng
- Virus, vi khuẩn
Thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng nếu bị viêm họng do virus gây ra. Kháng sinh chỉ có tác dụng với các trường hợp viêm họng do vi khuẩn với các biểu hiện: sốt trên 38.5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, xuất tiết ở họng nhiều… Uống thuốc kháng sinh trị đau họng không phải do vi khuẩn sẽ không cải thiện tình trạng bệnh. Thậm chí, dùng thuốc không cần thiết cũng khiến người bệnh có nguy cơ gặp tác dụng phụ và góp phần gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Vì vậy, khi gặp các triệu chứng viêm họng, không nên tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và dưới sự kê đơn của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em.
2. Top 5 thuốc kháng sinh trị viêm họng cho người lớn
2.1 Amoxicillin
Amoxicillin là một kháng sinh beta – lactam thường dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gây bệnh viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số trường hợp nhiễm khuẩn khác.
Amoxicillin có một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: vàng da, viêm gan, nổi mề đay, viêm kết mạc, buồn nôn, nôn,...
Amoxicillin được cho là khá an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên với phụ nữ có thai và cho con bú chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết có thể dùng được cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, Amoxicillin còn dễ hấp thu và có tác dụng tốt trên hầu hết các vi khuẩn gây viêm họng.
Thuốc kháng sinh Amoxicillin 500mg MEKOPHAR
2.2 Cefuroxim
Cefuroxim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Loại thuốc này được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp một số bệnh nhiễm khuẩn khác và phòng nhiễm trùng.
Cefuroxim có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em, có phổ kháng khuẩn rộng, dùng để điều trị nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên cần phải thận trọng với một số tác dụng không mong muốn do Cefuroxim mang lại. Đối với người đang điều trị các bệnh lý về thận cần cẩn trọng và kiểm tra thận kỹ càng trước khi sử dụng thuốc để điều trị đặc biệt là bệnh lý ảnh hưởng tới chức năng thận.
Thuốc kháng sinh Cefuroxim 500mg Vidipha
2.3 Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là một thuốc kháng sinh nhóm quinolon, có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng được trên nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau trong đó có cả vi khuẩn đường hô hấp.
Tuy nhiên, Ciprofloxacin được khuyến cáo là chỉ nên sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, điều trị nhiễm khuẩn trong trường hợp vi khuẩn đã kháng lại các dòng kháng sinh khác do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thuốc có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc, đặc biệt khi dùng chung với rượu. Nếu phụ nữ cho con bú buộc phải dùng ciprofloxacin thì phải ngừng cho con bú.
Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin STADA 500mg
2.4 Cefixim
Cefixim là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, được dùng theo đường uống. Thuốc Cefixim được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn viêm hầu họng, viêm amydal, viêm phổi, đợt cấp của viêm phế quản mạn tính và một số trường hợp nhiễm khuẩn khác.
Cefixim có thể cho hiệu quả điều trị tốt nếu tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và không gây buồn ngủ. Cefixim
Khi sử dụng Cefixim có thể gặp một số tác dụng phụ, tương tác với nhiều thuốc, cần thận trọng khi phối hợp. Hiện nay chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ mang thai và cho con bú do Cefixim.
Thuốc kháng sinh Cefixim 100mg
2.5 Azithromycin
Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh Azithromycin có hiệu quả rất tốt trong điều trị viêm mũi họng nói riêng và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nói chung. Cách dùng thuốc khá đơn giản, thời gian dùng cho một liệu trình kháng sinh Azithromycin ngắn hơn các loại kháng sinh khác nên loại thuốc này được chỉ định khá phổ biến hiện nay.
Azithromycin có thể gây một số tác dụng phụ như bị tiêu chảy, bị nhiễm nấm do dùng kéo dài hoặc lặp lại. Chỉ nên sử dụng Azithromycin với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú khi không có các thuốc thích hợp khác. Cần cẩn thận khi dùng azithromycin do hiện nay đã xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng cho người lớn
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng, người bệnh cần lưu ý các điều sau:
- Thuốc kháng sinh chỉ phát huy tác dụng và hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn. Không dùng trong điều trị các bệnh do virus gây ra.
- Trong quá trình dùng thuốc, không nên tự ý ngắt liều hoặc dừng thuốc đột ngột. Để tránh tình trạng kháng thuốc hoặc gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, cần tuân thủ liều của bác sĩ.
- Khi dùng thuốc quá liều, một số người sẽ gặp tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Cần liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện gần nhất để xử trí kịp thời các tác dụng không mong muốn.
- Nếu bạn quên uống một liều, hãy uống bổ sung ngay lập tức. Chỉ nên uống một liều duy nhất trong thời gian gần kề, không nên uống bù hay quá liều chỉ định.
- Sử dụng thuốc kết hợp theo dõi sức khỏe, nếu bệnh diễn biến nặng, cần liên hệ bác sĩ để được bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp.
4. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng khác
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị trên, Medigo app xin chia sẻ một số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm họng ngay tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh:
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học: bạn nên dành một khoảng thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói thuốc lá, không khí môi trường bị ô nhiễm hay các sản phẩm tẩy rửa dễ gây kích ứng niêm mạc họng,...
Bổ sung nước đầy đủ: nước giúp giữ ẩm cho cổ họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước, tránh được việc cổ họng khô gây đau rát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống gây lợi tiểu, làm cơ thể mất nước như cà phê hoặc rượu, bia. Có thể dùng thêm các loại sữa, nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất
Súc miệng bằng nước muối: nước muối có công dụng sát khuẩn tốt và làm dịu nhanh các cơn đau họng hiệu quả. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc tự pha tại nhà với tỷ lệ 0,9g trong 100ml nước sạch. Súc miệng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn
Dùng kẹo ngậm: kẹo ngậm giúp làm dịu cơn đau do bệnh viêm họng gây ra, cải thiện tình trang đau ngứa cổ họng rất tốt. Tuy nhiên, không nên dùng kẹo ngậm cho trẻ em dưới 4 tuổi vì trẻ có thể bị nghẹt thở do dị vật mắc lại ở trong cổ họng
Sử dụng một máy tạo ẩm không khí trong nhà để loại bỏ luồng không khí khô gây kích ứng cổ họng. Chú ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển ở trong máy
Uống nước chanh pha mật ong: có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch và giảm ngứa cổ họng do viêm họng
Medigo app vừa giới thiệu top 5 thuốc kháng sinh trị viêm họng cho người lớn. Trước khi sử dụng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn, tránh tự ý sử dụng sai cách, sai liều lượng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm