lcp

Công dụng và các bài thuốc dân gian từ Lá Tre

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS ĐẶNG THANH HUY

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Cấp cứu, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp, Y học Gia đình

Cây tre là biểu tượng của văn hóa Việt Nam và gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, từ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cây tre hay các món ngon từ măng tre. Bên cạnh đó, lá tre còn là một vị thuốc quý đã được dân ta sử dụng từ ngàn đời để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Để hiểu thêm về công dụng chữa bệnh của lá tre, hãy cùng MEDIGO tham khảo bài viết này nhé.

1. Đặc điểm của cây tre

Cây tre tên khoa học là Bambusa Bambos, là giống cây thân cỏ họ Lúa với nhiều tên gọi khác như Tre vườn, Tre nghệ, Tre gai, Tre lộc ngộc...

Rễ tre là bộ phận có thời gian phát triển lâu nhất, chúng thường rất chắc chắn để đảm bảo cho cây vươn dài phát triển mà không sợ đổ gãy. Thời gian phát triển của cây chỉ từ 2-4 năm là có thể sử dụng được. 

Chiều cao của cây tre phải tới 35m, thường mọc thành từng bụi rất lớn. Thân cây thẳng dài có gai to, được chia thành nhiều đốt và rỗng ở bên trong. Trên thân có nhiều mấu, từ đó mọc ra cành non và lá tre. 

Lá tre thường nhỏ, hình thuôn dài nhọn ở 2 đầu, mọc so le nhau trên cành nhỏ. Các cành thường không quá dài, lá mọc thành tán rộng, thường mọc nhiều ở ngọn và rủ xuống. Hoa của cây tre chỉ nở khi cây tre được 60-100 tuổi, vì thế gặp được hoa của cây tre là một điều cực kỳ hiếm gặp.

Cây tre sinh sống được ở khắp mọi nơi và có khả năng tái sinh tốt. Hiện nay trên thế giới ước tính có hơn 1000 loại tre đang khác nhau.

2. Thu hái và chế biến

Thông thường cây tre được sử dụng hầu hết tất cả các bộ phận, từ thân tre, cành tre, lá tre... Tuy nhiên để sử dụng làm thuốc thì người ta chỉ dùng đến lá tre (trúc diệp), tinh cây tre (trúc nhự) và nước tre non. Đặc biệt là Lá tre chỉ chọn loại lá của cây tre gai.

lá tre

Lá tre gai là bộ phận thường được dùng làm thuốc

Tinh cây tre được thu hoạch bằng cách dùng thân tre cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Tiếp tục cạo đến lớn thân trắng ngà phơn phớt xanh ở phía trong thành từng dải thật mỏng. Phơi khô rồi bảo quản nơi khô thoáng, khi dùng thì tẩm thêm nước gừng sắc lên để làm thuốc.

Nước tre non được tạo thành từ việc nướng tre non tươi lên rồi chắt lấy nước. Cách làm này hơi tốn công và thu được ít nước nên cũng ít người thực hiện.

Lá tre thì chỉ cần dùng lá tươi là được, vị thuốc này sẽ được kết hợp với nhiều thành phần khác để cho ra những bài thuốc chữa các bệnh lý khác nhau.

3. Loại lá tre được sử dụng làm thuốc

Như đã nói ở trên, loại lá tre thường dùng làm thuốc là của loại cây tre gai vì những thành phần hoạt chất cao hơn hẳn những loại tre khác và cũng rất dễ kiếm.

4. Thành phần hóa học

Trong lá tre có chứa hàm lượng lớn chất chlorophyll và choline có tác dụng trong việc chống viêm, tiêu viêm, kháng khuẩn, giải độc, thanh nhiệt.

Ngoài ra lá tre còn chứa nhiều loại khoáng chất tự nhiên như selenium, canxi, kali, sillicat, magie... là các khoáng chất vi lượng có lợi cho sức khỏe, giúp bù nước và bù khoáng cho cơ thể. 

5. Công dụng của lá tre

Nếu các bộ phận khác của cây tre được sử dụng trong đời sống hàng ngày thì lá tre lại đem đến lợi ích như một vị thuốc quý:

5.1 Giúp giảm tình trạng cảm sốt

Lá tre có vị đắng, tính mát và có khả năng thanh nhiệt, hạ sốt, giảm các triệu chứng cảm nắng, cảm lạnh, sốt cao, viêm đường hô hấp, tiêu đờm

lá tre

Lá tre giúp giải nhiệt và giải cảm

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch một nắm lá tre tươi rồi đem sắc với nước uống hàng ngày, uống trong vòng 3-5 ngày để hỗ trợ hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý đây chỉ là bài thuốc dân gian và không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh.

5.2 Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch

Nhờ lượng lớn chất polysaccharide được tìm thấy trong lá tre, có tác dụng ức chế những tác nhân gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn như các loại E.Coli, S.Aureus và B.Subtilis có hại. Bên cạnh đó hoạt chất này cũng có công dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng do stress oxy hóa gây ra.

Một điều tích cực khác, polysaccharide cũng có khả năng thúc đẩy sự miễn dịch chủ động của cơ thể, nhờ đó có công dụng trong việc phòng tránh các bệnh và tác nhân gây bệnh, phòng ngừa khối u hình thành. Bên cạnh đó hoạt chất này còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu.

5.3 Hỗ trợ bệnh nhân sỏi thận

Bài thuốc từ lá tre, kim ngân hoa, sài đất, cam thảo, sa sâm, cát căn là một phương pháp giúp hỗ ttoej tình trạng sỏi thận ở giai đoạn sớm khi mới hình thành sỏi và chưa có nhiều biến chứng. 

Sử dụng bài thuốc từ lá tre sẽ giúp đào thải sỏi thận qua đường tiết niệu đi ra ngoài, giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động của thận. Tuy nhiên bất cứ bài thuốc dân gian nào cũng cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ, không nên tự ý sử dụng khi chưa được hướng dẫn.

lá tre

Bài thuốc dân gian từ lá tre giúp cải thiện nhiều bệnh lý

5.4 Cải thiện tiêu hóa

Hoạt chất anthraquinone có tác dụng làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, tăng nhu động ruột. Đặc biệt phù hợp với những trường hợp bị táo bón lâu ngày. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng nước lá tre quá nhiều vì có thể gây tiêu chảy.

5.5 Giảm căng thẳng

Flavonoid cũng là một hoạt chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngoài ra còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng và thư giãn tinh thần. Giúp trí não minh mẫn, tỉnh táo, giảm tình trạng mất ngủ và stress nhờ công dụng bảo vệ hệ thống thần kinh và phòng ngừa tế bào thần kinh bị tổn thương khi căng thẳng.

6. Một số bài thuốc dân gian

Để sử dụng lá tre vào mục đích làm thuốc hiệu quả, bạn nên chú ý sự kết hợp cũng như cách dùng sao cho đúng. Có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

- Trị tiểu buốt, tiểu dắt: Sử dụng 20g lá tre gai, 20g lá rau má tươi rửa sạch. Giã 2 loại cây cùng với vài hạt muối rồi cho thêm một chút nước đun sôi, gạn lấy phần nước để uống mỗi ngày 1 lần.

- Trị cảm sốt, khô miệng: Chuẩn bị 30g lá tre, 12g thạch cao, 8g mạch môn, 7g gạo tẻ, 4g bán hạ, các loại cam thảođảng sâm mỗi thứ 2g. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun với 400ml nước cho tới khi cạn còn 100ml, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

lá tre

Bài thuốc sử dụng lá tre để cải thiện bệnh

- Trị cảm ho, giải nhiệt: 16g mỗi loại trúc diệp và kim ngân, 12g cam thảo, kinh giớibạc hà mỗi loại 8g. Đem tất cả đi sắc thành nước uống mỗi ngày 1 lần. 

- Chữa viêm phế quản cấp: chuẩn bị 12g các loại lá tre, tang bạch bì, sa sâm, hoài sơn, mạch môn, thiên môn, 16g thạch cao và 8g lá hẹ. Cũng sắc thành thuốc uống mỗi ngày.

- Trị cao huyết áp: Lá tre non, lá diễn mỗi loại 10g, hoa cúc vàng và lá dâu mỗi loại 20g. Đem sắc thành thuốc uống trong ngày.

- Chữa viêm bàng quang cấp: 16g lá tre, 12g các loại mộc thông, sinh địa và hoàng cầm, 6g các loại đăng tâm và cam thảo. Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc uống ngày 1 lần.

- Chữa thủy đậu: Chuẩn bị 8g các loại lá tre và liên kiều, 4g các loại cát cánh và đạm đậu si, 2g các vị thuốc bạc hà, cam thảo, sơn chi và 2 củ hành tăm. Tất cả nguyên liệu đen sắc thành nước và uống hàng ngày.

- Chữa viêm loét ở miệng: Chuẩn bị 20g thạch cao, 16g các vị thuốc lá tre, sinh địa, chút chít, cam thảo nam, thêm 12g các vị ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông. Tất cả đem sắc với nước và uống trong ngày.

Các bài thuốc dân gian kể trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có công dụng thay thế thuốc điều trị bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng những bài thuốc này.

7. Liều dùng, cách dùng lá tre

Lá tre là thành phần thuốc dân gian có nhiều công dụng, tuy nhiên nó mang tính hàn nên thường không được khuyến cáo cho những trường hợp tỳ hàn, mới ốm dậy hay những người đang bị tiêu chảy.

lá tre

Sử dụng lá tre đúng cách và đúng liều lượng

Bạn có thể sử dụng lá tre tươi và kết hợp với các vị thảo mộc để đun thành thuốc sắc uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều lá tre vì có thể đem lại những tác dụng phụ không mong muốn.

8. Một số lưu ý khi sử dụng lá tre

Mặc dù là một vị thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng những vị thuốc từ dân gian như lá tre cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng cho người đang bị hàn khí, phong thấp, lạnh chân lạnh tay, huyết áp thấp.
  • Hạn chế dùng với trường hợp bị bệnh về đường tiết niệu, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng thận, tiểu đường.
  • Cân nhắc dùng trong trường hợp mắc bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Lá tre không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên không được lạm dụng.
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ và những người có bệnh nền
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Lá tre đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng vị thuốc này. Hãy cân nhắc dùng chỉ khi cần thiết và có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm