lcp

Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Trần Minh Trí

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp

Giải đáp thắc mắc về việc phụ nữ **bầu 3 tháng đầu uống nước mía có được không**? và một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng loại thức uống này.

1. Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

bầu uống nước mía được không

Mẹ bầu 3 tháng hoàn toàn uống được nước mía, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn chỉ nên uống khoảng 100 - 200ml nước mía, tối đa 400ml nước mía một ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và không nên uống quá thường xuyên. Tốt nhất nên uống 1 - 2 lần/tuần để tránh tình trạng đường huyết cao.

Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng nước mía là một thức uống có lợi cho phụ nữ trong quá trình mang thai.

Khoa học đã chứng minh trong nước mía có các thành phần chính như magie, sắt, canxi, một số loại vitamin khác như vitamin a và các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin C…  Đây là những chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thường có xu hướng ốm nghén, khó ăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vị ngọt tự nhiên có trong nước mía sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, nước mía cũng hỗ trợ tăng sức đề kháng cũng như các bệnh về tiêu hóa hay da liễu.

Sau khi đã trả lời câu hỏi bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? hãy cùng chúng tôi tham khảo những lợi ích của nước mía mang lại cho bà bầu ở phần tiếp theo đây.

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu uống được nước mía?

2.1. Hạn chế tình trạng nghén 3 tháng đầu

bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không

Nước mía giúp hạn chế cơn nghén của bà bầu.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ có rất nhiều người gặp phải tình trạng ốm nghén. Bà bầu sẽ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần giảm sút, không ăn được gì và luôn có cảm giác buồn nôn. Điều này sẽ mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bà bầu. Vị ngọt tự nhiên có trong nước mía giúp kích thích vị giác cho mẹ bầu, tạo cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, nước mía cũng cung cấp dưỡng chất có lợi cho thai nhi khi mẹ không ăn uống được nhiều. Một cách có thể giúp bà bầu giảm tình trạng ốm nghén đó là uống nước mía cùng một ít gừng đập dập.

2.2. Giúp làm đẹp da

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nội tiết tố thay đổi khiến kích thích tuyến dầu trên da hoạt động mạnh hơn. Điều này gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành nên mụn. Không những vậy, trong 3 tháng đầu sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt axit folic gây nên các vết sạm nám trên da. Trong nước mía có chứa AHA (axit alpha hydroxy), một hoạt chất quen thuộc với các chị em làm đẹp, giúp chống oxy hóa hiệu quả và khắc phục các tổn thương trên da.

2.3. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé

bầu uống nước mía được không

Nước mía hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ và bé

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thường xuất hiện tình trạng thiếu chất, miễn dịch kém, đây là tác nhân khiến vi khuẩn, vi rút hoành hành gây nên các bệnh không tốt và khiến sức đề kháng bị giảm sút đi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần được cân nhắc chặt chẽ bởi những tác dụng phụ chúng mang lại. Nước mía chứa các dưỡng chất có lợi, làm tăng sức đề kháng cho mẹ và bé như Flavonoid và Phenolic. Chúng tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

2.4. Uống nước mía giúp chống táo bón, tiêu hóa tốt ở bà bầu

Trong quá trình mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu bà bầu thường xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Nguyên nhân là do tăng hormone progesterone làm ảnh hướng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Kali có trong nước mía sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này, giúp hệ tiêu hóa trở lại hoạt động tốt hơn.

2.5. Hạn chế tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng trong 3 tháng đầu thai kỳ

có bầu uống nước mía được không

Uống nước mía giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi

3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể mẹ bầu thường có những thay đổi bất thường như tăng hormone estrogen, progesterone, giảm hormone endorphin, giảm lượng đường trong máu khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, căng thẳng, tinh thần bất an. Lượng đường tự nhiên có trong nước mía giúp chuyển hóa năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy bổ sung nước mía trong thời kỳ mang thai giúp mẹ bầu cải thiện được tâm trạng và dồi dào năng lượng hơn. Từ đó giúp sức khỏe của mẹ và bé được ổn định và tốt hơn.

2.6 Tốt cho thai nhi

Nước mía là thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi bởi lượng protein dồi dào có trong chúng. Bên cạnh đó, uống nước mía cũng giúp bổ sung vitamin B9 và axit folic giúp tránh tình trạng bị dị tật ở thai nhi.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía như thế nào là đúng cách?

bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không

Uống nước mía đúng cách như thế nào?

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, tuy nhiên những lợi ích của nước mía chỉ được phát huy khi sử dụng đúng cách. Bởi lượng đường trong mía rất cao, khi bổ sung dư thừa sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Để có tác dụng tốt nhất, chuyên gia khuyến cáo trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 400ml nước mía một ngày tốt nhất là từ 100-200ml, chia thành nhiều lần uống và chỉ nên uống 1-2 lần mỗi tuần. Việc lạm dụng uống nước mía thường xuyên có thể gây nên tiểu đường thai kỳ, điều này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thời gian lý tưởng nhất để uống nước mía theo các chuyên gia là sau bữa ăn 1-2 giờ. Tránh uống nước mía trước mỗi bữa ăn vì lượng đường có trong nước mía sẽ gây cảm giác no bụng, không thèm ăn gây ảnh hưởng đến hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của thai nhi.

Không nên uống nước mía lạnh bởi sẽ gây chứng lạnh bụng và khó tiêu. Mặc dù nước mía giúp giảm khả năng ốm nghén nhưng mẹ bầu không nên uống ngay khi bị buồn nôn. Hãy chia ra thành nhiều lần uống khác nhau để giảm cảm giác nhạt miệng và kích thích vị giác hơn.

4. Một số công thức từ nước mía cho mẹ bầu

Gợi ý một số công thức nước mía kết hợp với các trái cây khác để giải nhiệt và thơm ngon.

Nước mía ép dứa

bà bầu uống nước mía được không

Nước mía ép dứa

Nguyên liệu:

  • 400ml nước mía
  • 1/4 quả dứa

Cách làm:

  • Dứa rửa sạch, bỏ vỏ và mắt, cho vào máy ép lấy phần nước cốt.
  • Cho phần nước dứa đã ép và 400ml nước mía vào máy xay sinh tố xay trong 30 giây. Bạn cũng có thể đổ trực tiếp nước ép dứa vào nước mía rồi khuấy đều.
  • Thêm một chút đá bào cho thanh mát và giảm bớt vị ngọt của mía.

Thành phẩm: Ly nước ép mía dứa thơm ngon, vị ngọt của mía và chua nhẹ của dứa sẽ tạo cảm giác thơm ngon, kích thích vị giác và bổ sung vitamin có lợi cho sức khỏe bà bầu.

Nước mía sầu riêng

Nguyên liệu:

  • 400ml nước mía
  • 1-2 múi sầu riêng

Cách làm:

  • Sầu riêng bỏ hạt, tách lấy phần cơm sầu đem xay nhuyễn.
  • Cho phần nước mía vào máy xay sinh tố xay cùng sầu riêng trong 30 giây để hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
  • Thêm một chút đá bào cho thanh mát và giảm bớt vị ngọt của mía và sầu riêng.

Thành phẩm: Ly nước mía sầu riêng thơm ngon, béo ngậy. Đây là thức uống có vị rất đặc trưng, vừa bổ sung dưỡng chất vừa giúp bà bầu có cảm giác no hơn. Đây là thức uống hoàn hảo cho bữa xế của mẹ bầu.

Nước mía ép dâu tây

bầu uống nước mía được không

Nước mía ép dâu tây

Nguyên liệu:

Cách làm:

  • Dâu tây cắt bỏ phần cuống lá, ngâm với nước muối loãng trong 30 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và cắt thành miếng nhỏ.
  • Cho 400ml nước mía và các miếng dâu tây vào máy xay, xay cùng nhau 40-50 giây cho nhuyễn là hoàn thành.
  • Đổ ra ly, thêm một chút đá bào và vài lát dâu tây lên trên rồi thưởng thức.

Thành phẩm: Ly nước mía dâu tây thơm ngon, thanh mát. Vị chua chua của dâu tây sẽ làm dịu vị ngọt có trong nước ép mía. Ly nước không chỉ giúp giải nhiệt mà còn làm tăng sức đề kháng cho bà bầu.

Nước mía tắc

Nguyên liệu:

  • 400ml nước mía
  • 3 quả tắc
  • 1 cọng nhỏ lá bạc hà

Cách làm:

  • bạc hà rửa sạch, loại bỏ cuống và lá sâu. Thái nhỏ vài lát tắc để trang trí.
  • Vắt lấy nước cốt tắc cho vào ly, loại bỏ hạt tránh bị đắng.
  • Cho thêm 400ml nước mía vào ly, khuấy đều, thêm một ít đá.
  • Cho vài lát tắc đã cắt từ trước và lá bạc hà lên miệng ly là hoàn thành.

Thành phẩm: Đây là ly nước mía kết hợp tắc theo kiểu truyền thống. Công thức này rất đơn giản nhưng lại mang đến thức uống thơm ngon, thanh mát giải nhiệt mùa hè.

Nước mía cốt dừa

bà bầu uống nước mía được không

Nước mía cốt dừa

Nguyên liệu:

  • 400ml nước mía
  • 60ml nước cốt dừa
  • Cùi dừa non  
  • Lá bạc hà

Cách làm:

  • Lá bạc hà rửa sạch, loại bỏ cuống và lá sâu. Cùi dừa non bào sợi mỏng
  • Cho 400ml nước mía và 60ml nước cốt dừa vào máy xay, xay cùng nhau 40-50 giây cho nhuyễn là hoàn thành.
  • Đổ nước mía cốt dừa ra ly, thêm đá, dừa bào sợi và lá bạc hà lên trên là đã có ly nước mía cốt dừa béo ngậy

Thành phẩm: Nước mía cốt dừa không chỉ thơm mà còn béo, những sợi dừa non bào mỏng bùi bùi, đây là thức uống hoàn hảo cho mùa hè nắng nóng.

5. Lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi uống nước mía

bà bầu uống nước mía được không

Các lưu ý dành cho mẹ bầu khi uống nước mía

Qua những tác dụng tuyệt vời kể trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được phần nào thắc mắc bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng nước mía trong thời gian mang thai:

  • Chỉ nên uống 200-300ml và không quá 400ml nước mía mỗi ngày. Chỉ bổ sung 1-2 ngày mỗi tuần và chia ra làm nhiều lần uống. Tránh lạm dụng quá nhiều nước mía sẽ gây dư thừa lượng đường khi mang thai, dễ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Những thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ có biểu hiện tăng cân quá nhanh hay bị tiểu đường tuyệt đối không uống nước mía vì lượng đường trong mía rất cao dễ khiến tình trạng xấu đi.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nếu sử dụng các thuốc chống đông máu thì không nên sử dụng nước mía vì Policosanol có trong nước mía sẽ cản lại các tác dụng của thuốc.
  • Nước mía không nên bảo quản trong tủ lạnh hay cho thêm đá vào khi sử dụng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có chứa trong nước mía và làm mất vị ngon tự nhiên ban đầu. Không những vậy, uống nước mía lạnh dễ khiến mẹ bầu gặp phải các tình trạng về tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, lạnh bụng…
  • Để đảm bảo vệ sinh, tránh bị ngộ độc, mẹ bầu nên mua nước mía ở những nơi uy tín hoặc tự ép. Nên uống nước mía ngay sau khi ép vì khi này các dưỡng chất trong nước mía còn được giữ nguyên và vị cũng thanh ngọt hơn so với nước mía đã để lâu.
  • Mặc dù nước mía chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho thai phụ nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Bên cạnh việc bổ sung nước mía, mẹ bầu cũng nên ăn uống đầy đủ, khoa học để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết có lợi cho em bé.

Trên là những thông tin hữu ích được tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt bởi các bác sĩ Medigo về việc mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết thêm về nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích.


Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm