Công dụng chữa bệnh của củ ráy theo y học cổ truyền
Củ ráy là loài thực vật mọc hoang được tìm thấy nhiều ở những vùng ẩm thấp, tuy nhiên loài cây này còn được biết đến là một loại dược liệu cổ truyền. Vậy những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của củ ráy theo y học cổ truyền như thế nào? Các bài thuốc hay chữa bệnh bằng củ ráy ra sao? Hãy cùng Medigo tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Củ ráy là gì?
Cây ráy là loại thực vật mọc hoang ở nơi ẩm thấp. Chúng được tìm thấy ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc,...và cả Việt Nam. Vì là thực vật mọc hoang nên ráy có thể tự sinh sôi, tự phát triển mạnh mẽ mà không cần phải chăm sóc, dù là vậy nhưng theo y học cổ truyền dân tộc ta, củ ráy là một loại dược liệu quen thuộc, có tác dụng chữa khá nhiều bệnh.
Hình ảnh cây ráy trong tự nhiên
Ráy được xếp vào loại cây thân mềm, có độ cao đa dạng từ 0,3m đến 5m. Lá cây to hình trái tim, chiều dài khoảng 8cm đến 45cm, có cuống với chiều dài từ 15cm đến 120cm. Rễ cây ráy có hình cầu, hay bò dưới mặt đất từ đó mọc ra những củ ráy.
Cây ráy thường trổ hoa và kết trái trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Hoa ráy có hoa đực và hoa cái, hoa đực ở phía trên cây còn hoa cái ở gốc cây. Quả ráy có màu đỏ, có hình dạng tương tự các quả mọng và quả trứng đỏ mọc thành bông.
Trong tất cả các bộ phận của cây, củ ráy được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất.. Củ ráy thường dài, có vảy màu nâu, được chia thành nhiều đốt ngắn. Củ ráy được chọn làm dược liệu chữa bệnh là những củ được mọc ra từ những cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên.
Thành phần hóa học và tác dụng
Các nghiên cứu đã cho thấy, củ ráy chứa rất nhiều hoạt chất tốt có tác dụng chữa bệnh trong cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.
Thành phần hóa học
Trong bảng thành phần của cây ráy chứa: nước, calo, protein, chất béo lipid, carbohydrate, chất xơ cùng với một số các loại khoáng chất khác bao gồm canxi, sắt, magie, kali, natri, kẽm và hàm lượng các vitamin B1, B2, Vitamin C và vitamin E. Đây đều là những thành phần rất tốt cho sức khỏe.
Thân ráy chứa alocasin. Ngoài ra theo một số tài liệu, thân ráy còn chứa trygochin, isotrygochin, các men beta glucosidase, vitamin A, D2, campestrol, redtinol…
Cây ráy dễ gây kích ứng, ngứa là do thành phần có oxalat canxi.
Bên cạnh các thành phần nêu trên, trong nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra một số thành phần khác có trong củ ráy như: men polyphenol oxidase, nhiều loại lectin, sterol… khác nhau.
Cây ráy chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng trị bệnh
Tác dụng trong y học hiện đại
Cây ráy chứa rất nhiều những thành có lợi cho sức khỏe cũng như chữa bệnh nên trong y học hiện đại có thể ứng dụng rất tốt. Tác dụng của cây ráy trong y học hiện đại có thể kể đến như:
- Thân cây, rễ cây và cuống lá cây ráy chứa ít chất độc hại, hay được sử dụng làm thực phẩm.
- Củ ráy giúp kháng khuẩn, kháng viêm.
- Sử dụng để kháng côn trùng.
- Được sử dụng để làm lành các vết thương phần mềm và có hiệu quả trong việc trị bỏng.
- Chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng tay, sưng chân, giúp làm giảm ngứa,...
- Cây ráy chứa canxi oxalat có thể gây kích ứng da, viêm khoang miệng, niêm mạc,...
- Củ ráy có chứa sapotoxin nên dễ gây ngứa, tê môi, lưỡi và cứng hàm nếu bạn sử dụng trực tiếp.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Ngoài các tác dụng trong y học hiện đại, củ ráy còn được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Củ ráy được biết đến đến là loại củ có vị nhạt, cay. Theo đông y, củ ráy có tính hàn và chứa nhiều độc tố. Nếu bạn ăn củ ráy mà chưa được chế biến thì có thể sẽ bị ngứa trong miệng và cổ họng.
Trong y học cổ truyền củ ráy có rất nhiều tác dụng như: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, bình suyễn, giảm đau. Ngoài ra, thân rễ cây ráy còn được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như nổi mề đay, ghẻ, những vết thương ngoài da hoặc rắn cắn.
Tại Trung Quốc của ráy còn được người dân sắc nước để chữa lở gây rụng lông, thũng độc và sốt rét.
Những bài thuốc với củ ráy mang lại hiệu quả cao
Tùy vào từng bệnh, từng mục đích sử dụng, từng bài thuốc mà của ráy được sử dụng với liều lượng và cách thức khác nhau. Hãy tham khảo những bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả từ củ ráy dưới đây.
Củ ráy được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau
Chữa mụn nhọt
- Nguyên liệu chuẩn bị: 60g củ nghệ, 80 - 100g củ ráy
- Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, sau khi ráo nước thì cho dầu vừng vào nấu nhừ. Thêm sáp ong và dầu thông vào và khuấy đều đến khi tan và để nguội. Sử dụng hỗn hợp vừa thực hiện phết lên giấy rồi dán lên những nốt mụn nhọt để hút mủ và giảm sưng viêm.
Củ ráy có tác dụng chữa mụn nhọt
Điều trị bệnh Gout
- Nguyên liệu chuẩn bị: 20g chuối hột già đã phơi khô, 20g củ ráy đã xắt nhỏ, phơi khô và sấy vàng
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu vừa chuẩn bị sao vàng sắc uống trong ngày.
Chữa bệnh ngứa do lá han
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ ráy
- Cách thực hiện: Cắt đôi rồi xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa do lá han.
Chữa cảm cúm, sốt cao
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ ráy tươi
- Cách thực hiện: Cắt đôi củ ráy tươi vừa chuẩn bị. Một nửa chà vào mu bàn tay và khắp lưng để hạ thân nhiệt. Một nửa củ còn lại thì đem thái mỏng và sắc lấy nước để uống. Thực hiện 5 lần bệnh sẽ khỏi.
Củ ráy có tác dụng chữa cảm cúm, sốt cao
Chữa chàm
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 con bọ hung, 10g diêm sinh, củ ráy tươi, 1 chén dầu lạc.
- Cách thực hiện: Trước hết khoét 1 lỗ trên củ ráy, nướng con bọ hung nước thành than sau đó tán bột rồi trộn đều với 10g diêm sinh. Tiếp theo, đổ 1 chén dầu lạc và bột thuốc vào chỗ khoét trên củ ráy và đun trong vòng 15 phút. Đợi dầu nguội, dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị chàm. Thực hiện 1 lần/ngày liên tục trong 5 ngày.
Những lưu ý khi sử dụng củ ráy chữa bệnh
Củ ráy được coi như một thần dược để chữa nhiều căn bệnh nhưng nhất định không thể tùy tiện lạm dụng và sử dụng bừa bãi. Để sử dụng củ ráy chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt và luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối, các bạn hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
Cần hết sức lưu ý trước khi sử dụng củ của cây ráy chữa bệnh
- Củ ráy có chứa canxi oxalat, chất này sẽ gây kích ứng da, ngứa, đau khi sử dụng. Vì vậy, khi chế biến củ ráy tươi bạn hãy đeo bao tay rồi mới chế biến, tránh động trực tiếp vào củ ráy tươi.
- Chế biến củ ráy chín kỹ trước khi sử dụng để tránh bị kích ứng da, vì chất canxi oxalat trong củ ráy dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín. Đây chính là cách bảo quản và đảm bảo an toàn khi sử dụng củ ráy.
- Những người có cơ địa yếu, hay bị lạnh trong người thì không nên sử dụng củ ráy, vì củ ráy có tính hàn, vì nhạt.
- Tác dụng của cái bài thuốc từ củ ráy thường có tác dụng chậm vì đây là những phương pháp dân gian, nên bạn hãy kiên trì sử dụng thì mới thấy được tác dụng của các bài thuốc.
- Các bài thuốc dân gian từ củ ráy chỉ có hiệu quả với các bệnh nhẹ, giai đoạn đầu mới phát hiện. Vì thế khi bệnh đã trở nặng bạn nên đến gặp các bác sĩ để có phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.
- Cơ địa không phải ai cũng giống nhau nên phản ứng của mỗi người với củ ráy cũng sẽ khác nhau, vì vậy khi bạn sử dụng thuốc từ củ ráy hãy theo dõi cẩn thận sau đó.
- Nếu không may bạn sử dụng củ ráy bị kích ứng và tình trạng này mãi không thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
- Tuyệt đối không ăn củ ráy tươi mà chưa được chế biến kỹ bởi củ ráy sẽ gây cho bạn bị ngứa rát miệng và cổ họng.
- Phân biệt kỹ cây dọc mùng, cây khoai nước và cây ráy bởi chúng khá giống nhau, nếu không cẩn thận bị nhầm sẽ gây ngộ độc, cực kỳ có hại với sức khỏe.
Bài viết trên đây Medigo app đã chia sẻ tất cả những thông tin về củ ráy và một số bài thuốc chữa bệnh của dược liệu này theo y học cổ truyền. Dù củ ráy có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng các bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm mà nên thăm khám để hiểu rõ cơ địa của bản thân rồi mới sử dụng nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm