Mẹo dân gian chữa sùi mào gà mà bạn nên biết
Ngày cập nhật
1. Những cách chữa sùi mào gà bằng mẹo dân gian
Hiện nay, để điều trị sùi mào gà sẽ có rất nhiều phương pháp khác nhau, thích hợp cho từng người bệnh với mức độ từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, trước đây khi nền y học chưa phát triển thì những cách điều trị bệnh bằng mẹo dân gian luôn được ưu tiên truyền tai nhau. Cụ thể, một số bài thuốc chữa bệnh sùi mào gà được áp dụng từ trước đến nay mà người bệnh có thể tham khảo:
Sử dụng lá tía tô
Trong đông y, lá tía tô không chỉ có công dụng giải cảm, giảm đau, làm ấm bụng…. mà còn có hiệu quả trong chữa trị bệnh sùi mào gà. Trong lá tía tô có rất nhiều tinh chất có tác dụng hạn chế sự phát triển của virus HPV. Vì vậy, rất nhiều người đã tin chọn nguyên liệu này để điều trị sùi mào gà.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô đêm rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo.
- Giã nát lá tía tô đắp lên vùng da bị sùi mào gà, dùng bằng gạc y tế cố định lại đến khi khô thì tháo ra.
- Vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước sạch, thực hiện mỗi ngày một lần.
- Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần bệnh sẽ có dấu hiệu chuyển biến tốt.
- Bạn cũng có thể bổ sung tía tô vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Sử dụng nghệ tươi (nghệ vàng)
Nghệ vàng, hay trong đông y còn gọi là khương hoàng, chứa nhiều chất ức chế virus sùi mào gà khá tốt. Đặc biệt có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, chống ung thư, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
- Trộn tinh bột nghệ với dầu ô liu thành hỗn hợp sền sệt
- Bôi hỗn hợp này 1 – 2 lần/ngày lên vùng da bị sùi mào gà dùng băng gạc giữ cố định trên da
- Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy các nốt sùi rụng đi và giảm các triệu chứng bệnh.
Lưu ý: nghệ vàng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời, hỗ trợ cho quá trình hồi phục và không thể điều trị tận gốc bệnh. Do đó, cần áp dụng kết hợp với việc dùng thuốc hoặc liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng nghệ sẽ không mang lại hiệu quả.
Sử dụng tỏi
Theo đánh giá của các chuyên gia, tỏi là vị thuốc nam có hiệu quả cao nhất trong quá trình hỗ trợ điều trị sùi mào gà. tỏi có chứa một lượng lớn Allicin có tính kháng sinh cực mạnh và định hướng cao, có thể hỗ trợ tiêu diệt virus HPV nhưng không làm tổn hại các lợi khuẩn và không ảnh hưởng đến việc điều trị bằng kháng sinh và các liệu pháp khác. Tỏi cũng có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, phòng chống các bệnh ung thư rất tốt.
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng tỏi:
- Cách 1: Sử dụng tỏi kết hợp chế biến cùng bữa ăn hằng ngày. Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm các triệu chứng làm người bệnh khó chịu. Đồng thời, giúp phục hồi những tổn thương ngoài da.
- Cách 2: Sử dụng 2 – 3 nhánh tỏi tươi, giã nát chúng. Rồi đắp lên những vị trí tổn thương, sử dụng gạc y tế để cố định. Lưu ý, tỏi có tính nóng nên không để quá lâu gây phồng rộp, phỏng.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cũng giống như những cách chữa bệnh sùi mào gà bằng mẹo dân gian khác, tỏi không thể thay thế thuốc điều trị mà chỉ có tác dụng hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Dùng cây nha đam
Nha đam còn được gọi là lô hội, là một loại cây thân mềm. Thân nha đam tích trữ nhiều nước. Trong y học, loài cây này có nhiều công dụng như chống sưng, tiêu viêm, nhuận tràng, kháng khuẩn,… Theo nghiên cứu, trong lá nha đam chứa acid hữu cơ có tên acid gamma linolenic. Đây là chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn và làm vết thương mau lành. Vì vậy, đây là cách chữa sùi mào gà được áp dụng khá phổ biến. Cách thực hiệu như sau:
- Cách 1: Bôi trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da bị sùi mào gà bằng cách gọt lớp vỏ bên ngoài của lá. Tiếp đó dùng tăm bông hoặc tay sạch bôi lên da, để thấm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày sau đó rửa hoặc lau sạch bằng nước ấm và khăn mềm.
- Cách 2: Dùng lô hội nấu nước để uống, có thể kết hợp với cách 1 giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị sùi mào gà. Mỗi ngày uống từ 3 – 4 ly nước lô hội, sử dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
Giấm táo
Một mẹo chữa sùi mào gà khác là dùng giấm táo. Trong nguyên liệu này có chứa thành phần axit giúp bào mòn dần u nhú, mảng sùi hỗ trợ diệt khuẩn nên được áp dụng như cách chữa sùi mào gà.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bao gồm các bước sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da có các nốt sùi mào gà.
- Sử dụng bông thấm vào giấm táo để bôi lên các nốt sùi.
- Kiên trì thực hiện vào mỗi buổi sáng và buổi tối để mang lại hiệu quả tốt.
- Tinh chất của giấm táo sẽ bào mòn và làm rụng dần các nốt sùi.
Sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được biết đến với công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tốt. Ngoài ra, chúng còn có thể diệt virus và kháng khuẩn rất hiệu quả. Người bệnh có thể pha loãng tinh dầu và trộn với ít dầu dừa (tỷ lệ 1:3). Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp lên vị trí mọc nốt sùi. Mỗi tuần bạn áp dụng phương pháp này khoảng từ 2 – 3 lần.
Lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng chống viêm nhiễm và khả năng kháng khuẩn rất tốt, y học thường sử dụng lá trầu để điều chế thành các chất khử trùng và khử mùi. Vì vậy, lá trầu không cũng là một trong những loại dược liệu có tác dụng điều trị sùi mào gà rất tốt, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Cho lá trầu vào mảnh vải mỏng và giã nát, sử dụng để bôi lên vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện từ 4 – 5 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Kiên trì áp dụng khoảng một tuần sẽ mang lại hiệu quả.
Dùng trà xanh
Trà xanh được nghiên cứu có khả năng khắc phục bệnh sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể mua thuốc chiết từ trà xanh; hoặc lấy chè xanh đun sôi rồi để nguội uống, hay thoa lên vị trí tổn thương. Việc này giúp diệt khuẩn và tiêu viêm cực tốt.
2. Lưu ý khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp dân gian
Điều trị sùi mào gà bằng các mẹo dân gian giúp làm giảm nhanh các nốt sùi mọc trên da, tuy nhiên chúng không thể tác động đến các vi khuẩn gây bệnh bên trong cơ thể nên chúng vẫn có khả năng phát triển và gây bệnh. Điều trị sùi mào gà bằng các mẹo dân gian ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ, không thể tác động vào căn nguyên gây bệnh để trị dứt điểm. Ngoài ra, đây là những phương pháp chữa bệnh chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả mang lại nên không được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích áp dụng tại nhà.
Vì vậy, nếu phát hiện mình mắc sùi mào gà, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị thăm khám và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh tận gốc và tích cực. Tuyệt đối không nên tự áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(8 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm