Ăn khoai tây sống: Có lợi hay có hại?
Ngày cập nhật
1. Lợi ích của khoai tây sống
1.1 Chứa tinh bột kháng nhiều hơn so với khoai tây chín
Khoai tây sống chứa khá nhiều tinh bột kháng - một loại tinh bột mà cơ thể không thể tiêu hóa được và là thức ăn của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột (1). Bổ sung tinh bột kháng vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng dạng tinh bột này có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả (2, 3, 4).
Ngoài ra, tinh bột kháng cũng được chuyển thành butyrate, một axit béo chuỗi ngắn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu được thực hiện đã phát hiện ra rằng, butyrate có thể ức chế tình trạng viêm ruột kết và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết (5, 6). Đồng thời, axit béo này cũng giúp giảm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), bao gồm đầy hơi và đau dạ dày (7).
1.2 Chứa hàm lượng vitamin C cao hơn
Khoai tây sống giàu vitamin C, tốt cho da và hệ miễn dịch
Khoai tây sống chứa ít calo, protein, kali và vitamin b6 (8, 9) hơn so với khoai tây nướng. Tuy nhiên, khi ăn sống, thực phẩm này lại chứa gấp đôi lượng Vitamin C (8, 9), bởi vì khi chế biến ở nhiệt độ cao, vitamin c rất dễ bị phân hủy. Và như chúng ta đều biết, đây là một loại vitamin hòa tan trong nước, hoạt động như một chất chống oxy hóa, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất collage, rất tốt cho da và giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch (10).
2. Tác hại của khoai tây sống
2.1 Cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất
Trong khoai tây chứa một số chất gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, ví dụ như chất ức chế protein, Trypsin và lectin… (11, 12). Sau khi được nấu chín, hàm lượng các chất này sẽ giảm đi đáng kể, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Đã có nghiên cứu chứng minh rằng, nấu chín khoai tây khiến chất ức chế trypsin mất đi tác dụng (13) và loại bỏ khoảng 50–60% hàm lượng lectin (12). Đối với những người có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu quá trình hấp thụ dưỡng chất bị cản trở cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị thiếu dinh dưỡng hoặc áp dụng chế độ ăn kiêng, không nên ăn khoai tây sống, tránh tình trạng cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
2.2 Có nguy cơ chứa các chất độc hại
Glycoalkaloids là một chất hóa học được tìm thấy trong các loại thực phẩm thuộc họ nightshade, có thể gây ngộ độc nếu hấp thụ quá nhiều. Khi cơ thể tiêu thụ Glycoalkaloids với liều lượng cao, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng ngộ độc như ngứa ngáy, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau dạ dày… (14).
Khi tiếp xúc vớ ánh sáng mặt trời, khoai tây bắt đầu hình thành chất diệp lục - một sắc tố tạo màu xanh cho thực vật. Đồng thời, ánh sáng mặt trời còn kích thích quá trình sản xuất glycoalkaloid ở khoai tây, bao gồm 2 loại là solanine và chaconine. Vì vậy, nếu một củ khoai tây đột nhiên biến thành màu xanh, tức là khả năng chứa glycoalkaloids gây ngộ độc rất cao. Đó là lý do tại sao các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe thường khuyến nghị chúng ta hạn chế ăn khoai tây xanh để tránh hấp thụ các hóa chất độc hại này (15).
Khoai tây chuyển sang màu xanh cảnh báo nguy cơ ngộ độc
Theo một nghiên cứu đã thực hiện, luộc, nướng hoặc sấy chín khoai tây sẽ làm giảm đáng kể lượng glycoalkaloids (16). Lưu ý rằng, nồng độ glycoalkaloids được tìm thấy ở vỏ, xung quanh mầm và cả phần thịt của củ khoai, do đó gọt vỏ, nấu chín khoai tây chỉ giúp giảm đi một lượng glycoalkaloids nhỏ và bạn vẫn có nguy cơ ngộ độc.
2.3 Có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Mặc dù khoai tây sống chứa nhiều tinh bột kháng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu hấp thụ nhiều có thể gây ra các vấn đề đối với hệ tiêu hóa. Tinh bột kháng hoạt động như một prebiotic và được lên men bởi những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Quá trình lên men này vô tình tạo ra một lượng khí trong ruột kết, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày (17).
Không chỉ vậy, khoai tây sống đôi khi chứa nhiều vi khuẩn có hại và chất gây ô nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng. Cách tốt nhất để tránh điều này là rửa sạch khoai tây và nấu chín cẩn thận trước khi ăn.
Khoai tây sống là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng vitamin C và tinh bột kháng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, loại rau củ này cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất và gây ngộ độc. Nếu bạn ăn khoai tây sống, đừng quên rửa thật sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm