lcp

Keratin: Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách dùng & lưu ý

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Keratin là một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng đối với da, móng và tóc. Việc thiếu hụt keratin có thể gây ra nhiều tác hại không tốt đối với sức khỏe. Vậy keratin là gì? Bổ sung keratin như thế nào an toàn, hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích về Keratin qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Keratin là gì? 

Keratin là một họ các protein cấu trúc dạng sợi, là thành phần quan trọng cấu tạo nên mái tóc và móng tay. Đồng thời Keratin cũng hỗ trợ các cơ quan như lưỡi và vòm miệng cứng trở nên linh hoạt, dẻo dai.

Theo nghiên cứu, có 54 loại keratin được mã hóa di truyền trong bộ gen của con người. Trong số đó, có đến một nửa cư trú trong các nang lông trên toàn bộ cơ thể. Còn ở động vật, keratin được tìm thấy trong lông vũ, móng,... và chúng có thể được chiết xuất làm thực phẩm bổ sung, giúp điều trị các vấn đề về da và tóc.

keratin

Keratin là thành phần quan trọng giúp tóc và móng tay luôn khỏe mạnh

2. Các loại Keratin hiện tại 

Keratin được chia ra rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong cơ thể.

2.1 Keratin type I

Keratin loại I hay còn gọi là Cytokeratin loại I chính là các cytokeratin tạo thành các sợi trung gian loại I của khung tế bào nội chất. Loại keratin này hiện diện trong tất cả các tế bào biểu mô của động vật có vú. Hầu hết keratin loại I đều bao gồm các protein mang tính axit với trọng lượng phân tử thấp. 

2.2 Keratin type II 

Keratin loại II hay còn gọi là Cytokeratin loại II chính là thành phần cấu tạo nên các loại trung gian loại II của khung tế bào nội chất. Giống như Keratin loại I, Keratin loại II cũng hiện diện trong tất cả các tế bào biểu mô của động vật có vú.

Keratin loại II được chia thành hai loại phụ chính là keratin IIA và Keratin IIB. Trong đó, Keratin IIA được biểu hiện ở các mô chịu sự căng thẳng cơ học cao như lòng bàn chân. Ngược lại, keratin IIB có mặt trong các mô chịu ít áp lực hơn như lòng bàn tay con người.

2.3 Keratin Alpha

Keratin Alpha là một loại keratin được tìm thấy ở động vật có vú. Loại keratin này chính là thành phần chính có trong lông, sừng, móng và lớp biểu bì của da ở cả động vật và con người. 

Keratin Alpha được chia thành hai loại, Keratin Alpha loại I và Keratin Alpha loại II. Trong đó Keratin Alpha loại I mang tính axit, tức là chúng chứa nhiều axit amin có tính axit hơn, chẳng hạn như Axit Aspartic. Trong khi đó, Keratin Alpha loại II lại chứa nhiều axit amin cơ bản, chẳng hạn như Lysine.

keratin

Keratin Alpha là thành phần giúp móng tay luôn chắc khỏe

2.4 Keratin Beta 

Keratin Beta là một loại protein cấu trúc được tìm thấy trong lớp biểu bì của các loài bò sát và chim. Loại keratin này có mặt trong lớp sừng của da bò sát, mang đến khả năng chống thấm nước và ngăn ngừa hiện tượng hút ẩm. Còn ở các loài chim, Keratin Beta xuất hiện trong tế bào của mỏ và móng vuốt, cung cấp độ cứng cần thiết cho các bộ phận này.

3. Tác động của Keratin đối với cơ thể 

Keratin là lớp bao bọc ngoài cùng của tóc, có cấu tạo từ 5 - 10 lớp xếp chồng lên nhau như vảy cá. Loại protein này hoạt động như một hàng rào bảo vệ tóc khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, giúp tóc luôn khỏe mạnh, mềm mượt, dẻo dai. 

Đồng thời, keratin còn giúp lấp đầy các lỗ biểu bì trên tóc, từ đó chữa lành mái tóc hư tổn, dễ đứt gãy. Ngoài ra, Keratin còn duy trì cấu trúc của móng, giúp móng có độ đàn hồi và trở nên cứng hơn.

tác dụng keratin

Keratin giúp móng và tóc luôn khỏe mạnh, đàn hồi tốt

4. Những cách bổ sung Keratin cho cơ thể 

Keratin là một thành phần quan trọng cho sự phát triển và duy trì cấu trúc của móng và tóc. Do đó, bổ sung Keratin cho cơ thể là việc làm rất cần thiết giúp bảo vệ và giúp các bộ phận này trở nên khỏe khoắn hơn. Dưới đây là một số cách bổ sung keratin cho cơ thể mà bạn có thể áp dụng.

4.1 Ăn thực phẩm chứa keratin

Sở hữu một khẩu phần ăn lành mạnh với các thành phần giàu keratin chính là cách đơn giản nhất giúp bạn bổ sung keratin cho cơ thể. Keratin tự nhiên thường được tìm thấy trong các loài thực vật như bông cải xanh, cải xoăn, tỏi, hành tây,... hay trong gan, cá, sữa,... ở động vật. Việc bổ sung các loại thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp bạn bổ sung lượng keratin cần thiết cho cơ thể.

4.2 Sử dụng các loại mặt nạ ủ chứa Keratin

Ngày nay, ngày càng có nhiều thương hiệu cho ra mắt các sản phẩm chăm sóc tóc chứa thành phần keratin. Do đó, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm này để bổ sung keratin, bù đắp những tổn thương trên mái tóc, phục hồi tóc khỏe mạnh hơn.

Lượng keratin có trong các sản phẩm ủ tóc có thể không quá nhiều nhưng đây là cách bổ sung keratin cho tóc dễ dàng và tiết kiệm mà ai cũng có thể áp dụng. Nếu kiên trì sử dụng các sản phẩm mặt nạ ủ tóc thường xuyên, mái tóc của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh, ít tổn thương hơn.

công dụng của keratin

Ủ tóc với các sản phẩm chứa Keratin là cách nuôi dưỡng tóc đơn giản, tiết kiệm

4.3 Dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung keratin

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng dạng viên uống giúp bổ sung lượng lớn keratin cho cơ thể. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này tại các cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc hoặc tại các cửa hàng uy tín trên các sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng cách bổ sung keratin này bởi chúng có thể khiến cơ thể bị dư thừa protein, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm chức năng với liều lượng đúng như chỉ dẫn ghi trên hộp hoặc chỉ dẫn của các chuyên gia.

5. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi bổ sung Keratin 

Mặc dù không có nhiều bằng chứng chứng minh việc sử dụng keratin gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng nhưng hóa chất formaldehyde được thêm vào các sản phẩm chăm sóc tóc chứa keratin có thể gây nên tác dụng phụ. Việc sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde trong thời gian dài có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe như:

  • Ngứa, khó chịu ở vùng mắt, mũi và cổ họng.
  • Xuất hiện phát ban, mẩn ngứa trên da.
  • Tóc hư tổn và gãy rụng.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Tiếp xúc lâu dài có thể gây ung thư.

Ngoài ra, quá lạm dụng các loại thực phẩm chức năng chứa keratin cũng có thể gây nên một số tình trạng như suy hô hấp mãn tính, khó thở,... Do đó, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng này.

tác hại của keratin

Người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung Keratin

6. Các loại thực phẩm giàu Keratin

Có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh giúp cơ thể tổng hợp keratin một cách tự nhiên, trong đó phải kể đến:

  • Trứng, cá hồi, gan bò,...
  • Cải xoăn, hành tây, tỏi, cà rốt,...
  • Khoai lang, hạt hướng dương, xoài,...

Trên đây là những thông tin về keratin mà Medigo muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và biết được thêm nhiều cách bổ sung keratin giúp da và tóc luôn khỏe mạnh.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm